Tỷ lệ chọi là gì? Tỷ lệ chọi thấp khả năng đỗ có cao không?


Tỷ lệ chọi là gì? Ở Việt Nam mỗi khi đến đợt tuyển sinh vào lớp 10 hay vào các trường Đại học, Cao Đẳng thì vấn đề nhiều phụ huynh và thí sinh đặc biệt quan tâm và lo ngại. Tất cả đều có chung một thắc mắc, không biết tỷ lệ chọi có làm ảnh hưởng đến khả năng đỗ đầu vào hay không? Ba từ “tỷ lệ chọi” luôn luôn mang đến những thắc mắc, hoài nghi đối với các bạn sĩ tử hiện nay. 

Tỷ lệ chọi là gì? Làm cách nào để tỷ lệ chọi không còn là mối lo ngại lớn khi đăng ký nguyện vọng của các thí sinh sắp bước vào kỳ thi lớp 10 và Cao đẳng, Đại học. Bài viết này sẽ phần nào giải quyết nỗi lo đó và giúp các bạn hiểu đúng, hiểu chuẩn về tỷ lệ chọi. 

Tỷ lệ chọi là gì? 

Tỷ lệ chọi là một con số dùng để tham khảo và đánh giá số lượng thí sinh thi đầu vào của mỗi ngành thuộc các trường trong một kỳ thi. Dễ hiểu hơn, tỷ lệ chọi là số lượng tất cả các thí sinh cùng nộp hồ sơ thi vào một chuyên ngành của một trường đại học hay trường Trung học phổ thông. 

Tính chất của tỷ lệ chọi là gì?

Tỷ lệ chọi cũng là một cơ sở, một tiêu chí nhất định để chúng để xác định khả năng trúng tuyển vào một ngôi trường. Khi thí sinh được xem xét một nguyện vọng và nộp đơn ứng tuyển vào ngôi trường đó, thì họ cần phải trải qua một kỳ thi. Sau khi có kết quả của kỳ thị đó, số điểm của họ phải vượt qua những thí sinh khác cùng nộp vào chung trường và chung một nguyện vọng mới có thể gọi là thi đỗ và trúng tuyển. 

Việc nắm bắt được chính xác tỷ lệ chọi của ngành học và trường học đó, thí sinh sẽ biết được khả năng giành được chiếc vé trở thành sinh viên của ngôi trường này có cao hay không? Số lượng thí sinh là bao nhiêu người, số lượng người trúng tuyển là bao nhiêu,… đó là những gì mà tỷ lệ chọi mang đến. Nhờ những số liệu này mà các sĩ tử sẽ đưa ra những sự lựa chọn, cân nhắc về thực lực bản thân, ngành học để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Tỷ lệ chọi có phải là yếu tố quyết định khả năng đậu hay rớt của một thí sinh?

Nếu bạn còn phân vân về vấn đề này, chúng tôi có thể tự tin nói với bạn rằng việc xác suất đậu hay rớt của một thí sinh không hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ chọi. Có rất nhiều trường Đại học tỷ lệ chọi chỉ trong khoảng từ 1 chọi 3 hoặc 1 chọi 4, tuy nhiên điểm chuẩn của những trường này luôn trên 23 điểm trở lên. Với mức điểm chuẩn như này thì không phải thí sinh nào cũng đạt được. 

Ví dụ như các trường Đại học như ĐH Nông Lâm, ĐH Hồng Đức,… có mức tỷ lệ chọi là ⅓ và ¼ nhưng điểm chuẩn của các trường này khá thấp. Đây cũng là lý do nhiều sĩ tử vẫn thi đậu vào những ngôi trường này, với số điểm xấp xỉ với điểm sàn.

Tỷ lệ chọi thấp liệu khả năng trúng tuyển có cao hay không?

Nhiều người cho rằng, những ngôi trường nào càng có ít thí sinh dự thi thì tỷ lệ chọi của trường đó càng thấp. Nếu tỷ lệ chọi thấp đồng nghĩa với việc trúng tuyển sẽ ngày càng cao, tính luôn cả những trường top.  

Đây là suy nghĩ không hề đúng, vì hiện nay có rất nhiều trường Đại học top đầu có số lượng thí sinh giảm mạnh gần đến 30%, kéo theo tỷ lệ chọi cũng giảm. Bù lại điểm chuẩn đầu vào của các trường top đầu luôn rất cao và số lượng thí sinh đặt nguyện vọng thi vào các trường này cũng thuộc diện xuất sắc.

Tỷ lệ chọi và điểm chung không có sự liên quan gì đến nhau. Phần tỷ lệ chọi cao sẽ không khiến điểm của các trường này cao theo và ngược lại. Ví dụ như các trường Đại học Y, tỷ lệ chọi hàng năm là 1 chọi 6 nhưng điểm chuẩn luôn dao động từ 25 điểm trở lên. Có thể nói trường Đại học Y, Đại học Bách khoa luôn là những trường đạt số điểm chuẩn dẫn đầu cả nước. 

Những trường Đại học có tỷ lệ chọi cao mà thí sinh cần cân nhắc nhiều nhất chính là Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc gia Hà Nội. Riêng đối với dân văn phòng, những công ty có tỷ lệ chọi cao mà bạn nên cân nhắc khi nộp hồ sơ xin việc, đó chính là các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có thương hiệu lâu đời trên thị trường như Vinamilk, Viettel, Vietcombank,…. 

Tỷ lệ chọi là gì? Việc xuất hiện tỷ lệ chọi chính là đưa ra dự đoán về số lượng các đối thủ cạnh tranh với bạn khi cùng ứng tuyển vào một ngành học hoặc một vị trí bất kỳ trong công ty. Sẽ có rất nhiều lo lắng về tỷ lệ chọi nhưng thay vì lo lắng, bạn hãy cố gắng nỗ lực học tập để đạt những thành tích cao, sự công nhận để gia tăng cơ hội đậu vào những nguyện vọng mình mong muốn.