Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì? Làm gì sau khi ra trường?


Ngành kỹ thuật tàu thuỷ hứa hẹn sẽ là một ngành rất phát triển và có nhu cầu việc làm rất cao. Bởi Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài – là điều kiện lớn để phát triển ngành nghề này. Vậy cụ thể ngành kỹ thuật tàu thuỷ là gì? Cơ hội việc làm ra sao? Cùng khám phá về ngành này qua các thông tin bên dưới nhé!

Khái niệm ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?

Có thể hiểu, ngành kỹ thuật tàu thuỷ là sự kết hợp của khoa học và kỹ thuật nghiên cứu, thiết kế, xây dựng tàu thuỷ và những công trình liên quan trên bề mặt nước. Đây được xem là một ngành nhỏ trong ngành khoa học hàng hải và mục đích là phát triển kinh tế biển.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy sẽ trang bị cho sinh viên rất nhiều kiến thức lý thuyết cơ bản và kiến thức thực tế về cơ khí động lực, lĩnh vực thiết kế tàu thuỷ, đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp trong lĩnh vực tàu thủy.

Trong điều kiện kinh tế biển phát triển như hiện tại cộng với những yêu cầu về bảo vệ chủ quyền, ngành kỹ thuật tàu thuỷ vẫn luôn được đánh giá là một ngành học mang tính chủ lực có nhiều tiềm năng phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển và củng cố an ninh, quốc phòng đất nước.

Những kiến thức có được sau khi học ngành kỹ thuật tàu thuỷ

Sau khi tìm hiểu về ngành kỹ thuật tàu thuỷ là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khi học ngành này sẽ được trang bị những gì? Học chuyên ngành kỹ thuật tàu thuỷ sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về tàu thuỷ như: thiết kế tàu thuỷ, quy phạm đóng tàu, kỹ thuật đóng tàu, sữa chữa tàu thuỷ, tổ chức sản xuất đóng mới tàu và các phương tiện ngoài khơi khác, phân tích chi phí đóng tàu, bảo dưỡng các hệ thống tàu thuỷ…

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được trang bị các kỹ năng mềm, các đào tạo về tin học, các phần mềm chuyên ngành để có thể phục vụ tốt cho công việc, kỹ năng trình bày, giải đáp, phản biện và viết báo cáo khoa học.

Bên cạnh đó bạn cũng sẽ được rèn luyện sức khoẻ, đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khoá như: Văn nghệ, múa hát, bóng đá, hoạt động tình nguyện… Đây còn là cơ hội để bạn học hỏi và giao lưu kết bạn, học hỏi được thêm nhiều điều mới mẻ.

Làm gì sau khi học ngành kỹ thuật tàu thuỷ?

Sau khi ra trường, những bạn học ngành Kỹ thuật tàu thủy có thể làm việc tại nhiều cơ sở như: Nhà máy, công ty, xí nghiệp, các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ tàu thuỷ, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy … Với vị trí là người quản lý, người lãnh đạo, thiết kế, điều hành, phản biện, tư vấn. Cụ thể đó là các công việc như sau:

  • Làm kỹ sư thiết kế trong các công ty, trung tâm, Viện thiết kế tàu thủy như: Công ty Thiết kế và dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt Hàn; Công ty thiết kế và tư vấn Tàu thuỷ…
  • Kỹ sư công nghệ, quản đốc, chuyên gia kỹ thuật trong các công ty, đóng mới sửa chữa tàu thuỷ, nhà máy chế tạo như: Công ty đóng tàu Dung Quất, Công ty đóng tàu Sông Thu, Công ty đóng tàu Sơn Hải, Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, Công ty đóng tàu Hạ Long…
  • Công việc đăng kiểm trong các tổ chức đăng kiểm ở trong và ở ngoài nước như là: Chi cục đăng kiểm Hải Hưng, Cục đăng kiểm Việt Nam, Chi cục đăng kiểm số 15, và Các tổ chức đăng kiểm tàu cá…
  • Làm giảng viên, cán bộ giảng dạy các môn chuyên ngành về Kỹ thuật tàu thủy trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
  • Làm nhân viên kỹ thuật, kỹ sư trong các đơn vị có liên quan như: Công ty vận tải đường biển, công ty bảo hiểm.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết được ngành kỹ thuật tàu thuỷ là gì và nắm bắt được những cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đây thật sự là một ngành nghề tiềm năng và có nhiều sự phát triển. Nếu bạn thật sự quan tâm và yêu thích, có thể định hướng theo ngành học này nhé!